Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt là một trong những biện pháp điều trị đầu tay đối với tất cả bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Trong đó, có một số thói quen khá phổ biến mà người bệnh nên tránh để góp phần làm giảm các triệu chứng cũng như nâng cao hiệu quả điều trị. Sau đây là 10 điều bạn không nên làm khi bị trào ngược dạ dày thực quản:
- Ăn quá nhiều:Tiêu thụ quá nhiều thức ăn trong một bữa làm giãn dạ dày và tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới (có tác dụng như van chống trào ngược).Nên:Ăn thành các bữa nhỏ.
- Ăn quá nhanh:Khi ăn quá nhanh, hệ thống tiêu hóa sẽ khó hoạt động như bình thường , làm tăng nguy cơ gặp các triệu chứng như ợ chua, trào ngược thức ăn, dịch lên họng, miệng
Nên:Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt hoặc ăn từng miếng nhỏ hơn.
- Ăn thức ăn gây kích thích:Cơ thắt thực quản dưới có thể giãn ra hoặc dạ dày có thể tạo ra quá nhiều axit so với bình thường gây ra trào ngược.
Nên:Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây kích thích nhưThức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo, các sản phẩm từ sữa nguyên kem, sô cô la, bạc hà, đồ uống có chứa caffein đồ uống có cồn, có ga, trái cây và nước trái cây có múi (như cam, bưởi), các sản phẩm làm từ cà chua.
- Thường xuyên đi ăn ngoài hàng Bệnh nhân nhân khó kiểm soát chế độ ăn và nguồn thực phẩm tiêu thụ khi đi ăn ngoài hàng, từ đó có thể tiêu thụ các thức ăn gây kích thích, ăn quá lượng khẩu phần thường ngày và làm gia tăng nguy cơ trào ngược.
Nên:Lựa chọn các món ăn có chú thích rõ thành phần và hỏi kĩ nhân viên về cách chế biến và khẩu phần món ăn trước khi gọi món.
- Nằm ngay sau khi ăn xong:Nằm ngay xuống sau khi ăn có thể khiến thức ăn trong dạ dày ép mạnh hơn vào cơ thắt thực quản dưới, làm tăng khả năng trào ngược thức ăn đặc biệt là đối với những bệnh nhân có thói quen ăn đêm muộn.
Nên:Đi ngủ sau bữa ăn ít nhất hai đến ba giờ. Tránh ăn đêm. Ăn ít hơn vào buổi tối
- Nằm thẳng khi ngủ:Nằm thẳng gây áp lực của dạ dày lên cơ thắt thực quản dưới, khiến axit dạ dày trào ngược lại và đọng lại ở thực quản, đặc biệt sẽ làm nặng thêm và gia tăng tần suất của các triệu chứng trào ngược vào ban đêm.
Nên:Nâng cao đầu và vai khi nằm bằng cách:Kê cao phía đầu giường hoặc sử dụng những chiếc gối dành riêng cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản.
- Hút thuốc:thói quen hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ và cũng có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản qua một số cơ chế như: giảm tiết nước bọt, làm tăng sản xuất axit trong dạ dày, suy giảm chức năng của cơ thắt thực quản dưới và làm tổn thương thực quản
Nên:Bệnh nhân nên cân nhắc việc bỏ thuốc.
- Uống quá nhiều rượu:Rượu là một trong những yếu tố có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày và làm giãn cơ vòng thực quản dưới, đồng thời làm tổn thương niêm mạc thực quản.
Nên:Hạn chế uống rượu,chọn bia hoặc rượu không cồnhoặcpha loãng đồ uống có cồn với nước, nước ngọt, nước ngọt có gas nước hoa quả.
- Mặc quần áo chật:Khi mặc quần áo ôm sát bụng, hoặc sử dụng thắt lưng quá chặt có thể tăng áp lực lên dạ dày và ép thức ăn trào ngược qua cơ thắt dưới lên thực quản.Nên:Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, đặc biệt là vùng bụng.
- Căng thẳng:Khi ở trạng thái căng thẳng, cơ thể sẽ tăng bài tiết acid dạ dày, từ đó có thể làm tăng tần xuất và mức độ các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Đồng thời, tcăng thẳng cũng làm gián đoạn thói quen sinh hoạt thường ngày như: ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc. Nên:Giảm bớt căng thẳng bằng cách thực hiện các biện phápthư giãn như tập thở, thiền, nghe nhạc hoặc tập thể dục.
Kết nối chúng tôi